Đề nghị này được đưa ra trong hội nghị giao ban khuyến nông quốc gia các tỉnh phía Nam, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 25/11 tại TP.Đà Lạt. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 32 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào.
Triển khai nhiều dự án trọng điểm
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), trong năm 2019 đã có 77 dự án khuyến nông Trung ương được triển khai, trong đó, TTKNQG được Bộ NNPTNT giao tiếp tục chủ trì và quản lý 37 dự án với kinh phí hơn 86 tỷ đồng và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên hơn 45 tỷ đồng.
Tại các tỉnh phía Nam, năm 2019 TTKNQG đã triển khai 5 dự án về sản xuất lúa, bao gồm sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất lúa chất lượng, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Trong đó, 2 dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại các tỉnh phía Nam có năng suất khá cao, cụ thể tổ hợp HR182 tại Cần Thơ và Hậu Giang đạt năng suất trung bình 27,9 tạ/ha. Tại Đăk Lăk, tổ hợp Nhị ưu 838 đạt trung bình 4,1 tấn/ha.
Hướng dẫn canh tác cà phê bền vững cho nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.
Đặc biệt, một số đơn vị đã mở rộng quy mô sản xuất hạt giống lúa lai F1 để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, trên địa bàn các tỉnh phía Nam, TTKNQG cũng triển khai 3 dự án trồng và thâm canh cây ăn quả quy mô 187ha, gồm các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cây bơ, sầu riêng, bưởi da xanh, táo, mãng cầu dai…, áp dụng hình thức trồng thâm canh, thâm canh và trồng xen.
Tại tỉnh Lâm Đồng, dự án sản xuất rau hữu cơ đã lựa chọn trang trại Thiên Sinh Farm, đây là mô hình đại diện cho hình thức trang trại. Thiên Sinh Farm có 12ha đất trồng rau, trong đó có 10ha đất đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Mỹ. Hiện nay, trang trại đang mở rộng thêm 2ha đất trồng rau hữu cơ và có nguyện vọng được chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Thành công của ngành nông nghiệp Lâm Đồng trong thời gian qua có sự đóng góp rất tích cực, quan trọng của lực lượng khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở và sự hỗ trợ của TTKNQG. Lực lượng khuyến nông đã thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với nông dân, doanh nghiệp và thị trường; là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân thích ứng với nền kinh tế thị trường”.
Khuyến nông viên phải là trung tâm
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc TTKNQG nhận định: “Hệ thống khuyến nông trong thời gian qua được đánh giá là một trong những đơn vị chủ lực trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người nông dân. Điều này đóng góp rất quan trọng cho sự tăng trưởng của nền nông nghiệp quốc gia”.
Ông Thanh cũng cho biết, hiện nay hệ thống khuyến nông vẫn còn nhiều khó khăn, một số nơi đang tái cơ cấu, tổ chức lại nên hoạt động không tránh khỏi sự lúng túng. Bên cạnh đó, tại nhiều đơn vị, mạng lưới những người làm khuyến nông viên cơ sở lại không nằm trong hệ thống, khiến việc chuyển giao tiến bộ khoa học đến người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi khuyến nông viên cơ sở giữ vai trò rất quan trọng, vì họ là những người ở gần nông dân nhất, nắm rõ nhu cầu của bà con, là cơ sở để kết nối với sản xuất và các công nghệ mới, thông tin cung cầu trên thị trường. Nếu tổ chức lại hệ thống mà không tính đến lực lượng này, không thông suốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông.
Về chế độ đãi ngộ đối với khuyến nông viên, ông Thanh cho biết còn rất nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa: “Một mặt chúng tôi đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ khuyến nông viên ở những vùng khó khăn để vừa yên tâm bám nghề, vừa ổn định cuộc sống. Mặt khác, TTKNQG sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động khuyến nông hoặc tăng cường hoạt động tư vấn dịch vụ trong hệ thống khuyến nông”.
“Bước sang giai đoạn làm nông nghiệp 4.0, người làm khuyến nông không chỉ đơn thuần là chuyển giao khoa học, mà phải là trung tâm của kết nối, tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản. Chính từ hoạt động của họ sẽ thể hiện nhu cầu kết nối cung cầu, kết nối người sản xuất với người tiêu , kết nối những điều kiện công nghệ để người sản xuất lựa chọn công nghệ” – ông Thanh nhấn mạnh.
Bài viết lên quan